ErrorException Message: WP_Translation_Controller::load_file(): Argument #2 ($textdomain) must be of type string, null given, called in /var/www/wp-includes/l10n.php on line 838
https://fx24h.net/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Mô hình giá chữ nhật (Rectangle) trong forex và chứng khoán - FX24h.net Kiến thức Phân tích kỹ thuật

Mô hình giá chữ nhật (Rectangle) trong forex và chứng khoán

Mo-hinh-gia-chu-nhat-fx2

Mô hình giá chữ nhật (Rectangle) là một trong những mẫu hình phổ biến trong biểu đồ giá chứng khoán và forex…. Đây là mô hình tiếp diễn xu hướng. Nếu giá đang nằm trong một xu hướng thì khi mô hình chữ nhật xuất hiện nó thường có khả năng cao là giá sau đó sẽ tiếp tục xu hướng.

Mô tả mô hình chữ nhật trong biểu đồ giá

mo-hinh-gia-hinh-chu-nhat-rectangle-fx24-min

Mô hình giá chữ nhật có thể nằm trong một xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm như hình trên. Để dễ hiểu thì trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến mô hình chữ nhật trong xu hướng tăng. Khi mô hình này xuất hiện trong xu hướng giảm thì vận dụng tương tự.

Để được xác nhận là mô hình giá chữ nhật (rectangle) thì nó phải có ít nhất hai đỉnh bằng nhau (hoặc xấp xỉ nhau) và ít nhất hai đáy bằng nhau (hoặc xấp xỉ nhau). Khi nối hai đỉnh bằng nhau sẽ tạo thành  đường kháng cự nằm ngang, cũng là cạnh trên của hình chữ nhật. Khi nối hai đáy bằng nhau sẽ tạo thành cạnh đường hỗ trợ nằm ngang, cũng là cạnh dưới của hình chữ nhật.

Mô hình giá chữ nhật chỉ được xác nhận khi giá break out khỏi đường kháng cự.

Khi xuất hiện trong một xu hướng thì mô hình này gần giống với mô hình lá cờ, vì nó cũng có “cán cờ”. Điểm khác biệt chính là giá trong mô hình chữ nhật sẽ nằm trong hai đường thẳng (hỗ trợ và kháng cự) nằm ngang chứ không phải hai đường nghiêng. Tuy nhiên, về nguyên lý hoạt động và diễn biến giá của hai mô hình có sự khác nhau.

Mô hình chữ nhật có thể nằm ở đỉnh hay đáy hay khoảng giữa của một xu hướng. Tuy nhiên nó có thể xuất hiện khi không nằm trong một xu hướng rõ ràng.

Diễn biến tâm lý trong mô hình giá chữ nhật

Mau-hinh-chu-nhat-co-ban-fx24-min

Sự xuất hiện của mô hình chữ nhật trong một xu hướng thường là kết quả của một sự dừng chân tạm nghỉ của giá. Sau khi hình thành, giá thường sẽ phá vỡ mô hình và tiếp tục xu hướng.

Về mặt yếu tố cơ bản thì cả phe mua và phe bán đều đang có niềm tin vào phân tích của mình. Đồng thời sức mạnh của hai phe lúc này là ngang nhau. Cả hai phe đều muốn giao dịch ở mức giá tối ưu để giảm thiểu thiệt hại hoặc đạt lợi nhuận tốt nhất có thể.

Về mặt kỹ thuật thì khi giá hình thành các đỉnh và đáy đầu tiên, những trader giao dịch thường xuyên (day trader) sẽ tận dụng những biến động nhỏ của thị trường để cố gặt hái những lợi nhuận nhỏ nhất. Mà những day trader thì thường mua ở hỗ trợ và bán ở kháng cự. Họ cứ liên tục giao dịch tại các mức hỗ trợ và kháng cự như vậy tạo thành một lực lượng trên thị trường, góp phần hình thành nên mô hình chữ nhật.

Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình chữ nhật

Khi mô hình chữ nhật xuất hiện nó sẽ tạo ra cơ hội cho các trader thu lợi nhuận. Điều quan trọng là bạn phải có một kế hoạch, một chiến lược giao dịch và cả kỷ luật tốt. Có hai cách giao dịch để kiếm lời với mô hình này.

Cách 1: Giao dịch trong phạm vi hình chữ nhật để thu lời nhỏ

Cách này áp dụng đối với các day trader – Những người giao dịch thường xuyên trong ngày, tận dụng những biến động nhỏ nhất để kiếm lời. Nguyên tắc rất đơn giản: Mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Tất nhiên phải luôn đặt stop loss gần phía dưới mức hỗ trợ và phía trên mức kháng cự

Chiến lược này phát huy hiệu quả tốt hơn trong thị trường forex so với chứng khoán. Vì trong giao dịch forex, các trader có thể mua trước bán sau hoặc bán trước mua sau đều được. Hơn nữa đòn bảy trong forex cũng được sử dụng thoải mái hơn (ví dụ sàn Exness cho dùng đòn bảy lên đến 2.000 lần – hai ngàn lần!). Đòn bảy cao cho phép trader thu được lợi nhuận lớn mặc dù thị trường chỉ cần biến động nhỏ.

Cách 2: Giao dịch khi giá Break out

Mặc dù mô hình chữ nhật là dấu hiệu của sự tiếp tục xu hướng, nhưng đó chỉ có nghĩa xác suất cao là như vậy. Còn trên thị trường thì bất cứ khả năng nào cũng thể xảy ra. Nhiều trader sẽ đợi cho đến khi nào giá phá vỡ mô hình (Break out) theo hướng nào đó rồi mới bắt đầu ra tay.

Khi giá phá vỡ mô hình thì không phải lúc nào nó cũng thẳng tiến đi ngay. Trong nhiều trường hợp giá sẽ quay đầu test lại ngưỡng hỗ trợ (chính là ngưỡng kháng cự ban đầu). Nếu test thành công thì giá mới thực sự đi tiếp.

Chien-luoc-trade-voi-mo-hinh-gia-chu-nhat-rectangle-fx24-min (1)

Cách vào lệnh và đặt Stop loss

  • Ngay sau khi xác định giá đã Break out khỏi mô hình, bạn đặt một lệnh nhỏ. Chỉ đặt một lệnh nhỏ để phòng khi đó là Break out giả thì sẽ đỡ thiệt hại hơn. Còn nếu giá đi tiếp thì ít ra bạn cũng thu được một chút lợi nhuận. Nên nhớ hãy đặt stop loss cho lệnh này ngay dưới mức hộ trợ (chính là mức kháng cự cũ).
  • Nếu giá quay lại test mức hỗ trợ mới thì bạn đặt tiếp một lệnh nhỏ ngay sát phía trên ngưỡng hỗ trợ. Sở dĩ thêm lệnh này vì nó có giá tốt hơn so với lệnh thứ nhất, mức thiệt hại cũng ít hơn nếu nó không đi đúng dự đoán. Nhưng hãy nhớ, chỉ là một lệnh nhỏ thôi, vì để phòng ngừa đó là Break out giả.
  • Nếu giá đi đến hỗ trợ rồi đi lên, bạn chờ giá đi lên vượt mức mà tại đó nó quay đầu test. Lúc này xác suất giá đi lên tiếp sẽ rất cao và bạn có thể đặt một lệnh lớn để thu lời nhiều hơn. Và nên nhớ hãy đặt stop loss cho tất cả các lệnh.

Để giao dịch tốt theo cách này, tôi khuyên bạn nên đọc kỹ bài hướng dẫn sau:

Cách chốt lời với mô hình chữ nhật

Để có mức chốt lời hiệu quả thì bạn cần phải nhìn toàn cảnh trong một bức tranh rộng lớn hơn để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản. Trong phạm vi của mô hình này, chúng ta sẽ có một mức chốt lời gần nhất đó chính là khoảng cách chiều cao của hình chữ nhật.

Biểu đồ giá hình chữ nhật trong thực tế

Ở các phần trên, bạn mới chỉ thấy những dạng cơ bản và rõ ràng nhất của mô hình giá chữ nhật. Tuy nhiên trong thực tế, mọi thứ thường không rõ ràng như vậy. Nó đòi hỏi kinh nghiệm phân tích đồ thị của bạn để có thể nhìn ra các mô hình chữ nhật hiệu quả. Dưới đây là một vài biểu đồ giá hình chữ nhật để bạn ngắm nghía.

Hình dưới: Mẫu hình chữ nhật tiếp tục xu hướng tăng giá

Mau-hinh-chu-nhat-tang-gia-trong-forex-1-min

Hình dưới: Mẫu hình chữ nhật tiếp tục xu hướng giảm giá

Mo-hinh-gia-chu-nhat-giam-gia-trong-forex-2-min

Hình dưới: Mẫu hình chữ nhật đảo chiều

Mau-hinh-chu-nhat-dao-chieu-fx24-min

Hình dưới: Mẫu hình giá chữ nhật không rõ ràng. Các đỉnh và đáy không hẳn nằm trong các đường ngang hỗ trợ và kháng cự.

Mo-hinh-gia-chu-nhat-khong-ro-rang-fx24-min


Bạn vừa đọc bài viết: “Mẫu hình chữ nhật trong biểu đồ giá forex và chứng khoán

Tác giả: Phạm Khương

Liên quan

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

One Reply to “Mô hình giá chữ nhật (Rectangle) trong forex và chứng khoán”

  1. cảm ơn anh đã chia sẻ
    khi gặp mô hình này đã học được cách giao dịch …..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial