ErrorException Message: WP_Translation_Controller::load_file(): Argument #2 ($textdomain) must be of type string, null given, called in /var/www/wp-includes/l10n.php on line 838
https://fx24h.net/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ CFD là gì? - Giao dịch hợp đồng chênh lệch - FX24h.net Kiến thức căn bản

CFD là gì? – Giao dịch hợp đồng chênh lệch

CFD-la-gi-hop-dong-chenh-lech-fx24-min

Nếu muốn trở thành một nhà đầu cơ chuyên nghiệp, bạn phải hiểu CFD là gì. Đôi khi bạn đang giao dịch CFD mà không biết, ví dụ như giao dịch forex.

CFD là gì?

CFD là viết tắt của “Contract For Difference”, tức “Hợp đồng chênh lệch”. Đây là một khái niệm quan trọng trong đầu tư tài chính.

Khi nói đến hợp đồng, chúng ta thường nghĩ đến văn bản giấy tờ. Nhưng các giao dịch CFD ngày nay được thực hiện trên nền tảng internet. Mọi giao dịch chỉ thông qua một cú nhấp chuột, thế là xong chứ không phải ký kết cái gì hết! Khi bạn mở tài khoản giao dịch tại một sàn forex uy tín thì bạn đã được luật pháp nơi sàn đó đăng ký bảo vệ bạn. Khi giao dịch CFD thì chỉ cần một cú nhấp chuột là đã mở hoặc đóng một giao dịch trong tích tắc.

CFD là một công cụ tài chính được tạo ra để giao dịch mọi thứ biến động trên thị trường. Như vậy, bạn không chỉ có thể giao dịch các loại hàng hóa như vàng, dầu, cổ phiếu, tiền tệ…. mà bạn còn có thể giao dịch cả các chỉ số chứng khoán, chỉ số tiền tệ …..

Giao dịch CFD  tiền tệ thì gọi là forex.

Giao dịch CFD các loại cổ phiếu, trái phiếu gọi là chứng khoán phái sinh.

Đối với các loại hàng hóa (cà phê, cao su, vàng, dầu…) gọi là CFD hàng hóa.

Một giao dịch CFD được coi là hoàn thành chỉ khi người ta đã đóng vị thế mở trước đó.

Đặc điểm của hợp đồng chênh lệch CFD

Trong giao dịch CFD, khái niệm “mua” và “bán” chỉ có tính tương đối

Thực chất nó đơn giản chỉ là “mở” và “đóng” một vị thế giao dịch. Mở vị thế nhằm kỳ vọng giá lên để thu lời thì gọi là “LONG”. Còn mở vị thế nhằm kỳ vọng giá xuống để thu lời thì gọi là “SHORT”.

Khi đóng vị thế, người bán sẽ trả cho người mua mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá khi mở vị thế, nếu giá của tài sản cụ thể tăng lên. Hoặc ngược lại, nếu giá của tài sản cụ thể giảm đi, và mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ban đầu bị âm, thì người mua phải trả mức chênh lệch cho người bán. Đó là lý do vì sao mà người ta gọi đó là “hợp đồng chênh lệch“.

Giao dịch CFD của một loại hàng hóa không có nghĩa là mua hàng hóa đó

Khi bạn giao dịch CFD của các loại hàng hóa (cà phê, cao su..), cổ phiếu, tiền tệ, dầu, kim loại… thì không phải bạn mua bán trực tiếp các loại hàng hóa đó. Giao dịch CFD nghĩa là bạn giao dịch giá trị biến động của các chỉ số liên quan đến nó.

Các hợp đồng chênh lệch CFD được chia theo lô (lot) để làm khối lượng giao dịch

Đã là giao dịch thì phải gồm có giá và khối lượng. Khối lượng trong CFD thì được chia ra theo các lô (lot). Mỗi lot của các chỉ số được giao dịch sẽ có các giá trị khác nhau. Xem Lot là gì?

Người mua không phải nhận tài sản sau khi mua

Giao dịch CFD không đòi hỏi người mua phải nhận tài sản sau khi mua, vì mục đích của CFD là đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch. Một khi đã mở lệnh thì trader buộc phải đóng lệnh đó để xác định mức chênh lệch nhằm thu lời hoặc bù lỗ từ phần chênh lệch đó.

Ví dụ về giao dịch CFD

Vi-du-ve-Giao-dich-hop-dong-chenh-lech-cfd

Ví dụ: Tỷ giá hiện tại của cặp tiền EUR/USD = 1.3256, tỷ giá này luôn giao động lên và xuống. Khi bạn giao dịch CFD tức là bạn “mua” và “bán” tỷ giá này. Nếu sau khi mua mà tỷ giá đó tăng lên và bạn đóng vị thế thì có nghĩa là bạn có lời. Nếu đóng vị thế đó khi tỷ giá xuống thấp hơn mức khi bạn mua thì bạn sẽ thua lỗ. Bạn có thể mua trước bán sau, hoặc bán trước mua sau đều được.

Tương tự, bạn có thể giao dịch CFD với các cặp tiền tệ khác như USD/JPY, EUR/GBP … Tham khảo: Các cặp tiền tệ trong forex.

Hoặc bạn có thể giao dịch CFD với tỷ giá cặp XAU/USD hoặc XAU/EUR…. XAU là ký hiệu của vàng (Gold) trong forex.

Hoặc bạn có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch với chỉ số chứng khoán Mỹ, Đức, Việt Nam …


Bạn vừa đọc bài: “CFD là gì? Giao dịch hợp đồng chênh lệch“.

Tác giả: Phạm Khương

Liên quan

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial