ErrorException Message: WP_Translation_Controller::load_file(): Argument #2 ($textdomain) must be of type string, null given, called in /var/www/wp-includes/l10n.php on line 838
https://fx24h.net/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới - FX24h.net Kiến thức căn bản

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới

Nhờ những đặc tính vật lý đặc biệt mà vàng vừa là một loại hàng hóa đặc biệt, vừa đóng vai trò là tiền tệ để dự trữ và trao đổi hàng hóa. Từ xưa đến nay, vàng luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nếu bạn là một nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư forex thì bạn không thể không quan tâm đến giá vàng. Và hãy nhớ, giá vàng của các quốc gia luôn biến động theo giá vàng thế giới. Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá vàng?

Sự bất ổn của thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá vàng

Đây là yếu tố rõ ràng nhất. Với vai trò là tài sản thực dùng để dự trữ, mỗi khi kinh tế thế giới bất ổn thì người ta sẽ đổ xô đi mua vàng. Lý do là khi kinh tế khó khăn và khó lường thì các doanh nghiệp sẽ làm ăn khó khăn, các kênh đầu tư khác rủi ro cao, chứng khoán giảm giá, tiền tệ mất giá…vậy chỉ còn vàng là kênh trú ẩn an toàn nhất. Nhu cầu mua vào lớn sẽ đẩy giá vàng lên cao.

Cac-yeu-to-tac-dong-den-gia-vang-the-gioi-1-min

Hình ảnh được chụp từ phần mềm MT4.

Nhìn vào biểu đồ trên bạn sẽ thấy, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 thì giá vàng đã bật tăng mạnh từ khoảng 700$/ounce vào năm 2008 lên đến đỉnh điểm là 1920$/ounce vào năm 2011. Sau đó kinh tế thế giới dần phục hồi thì giá vàng giảm dần xuống đến đáy gần nhất là 1046$/ounce vào năm 2015. Đến 2018, khi có chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến kinh tế thế giới một lần nữa lao đao thì giá vàng lại tăng mạnh. Hiện tại, đến thời điểm này 10/2019, giá vàng đang ở mức 1500$/ounce.

Ảnh hưởng của đồng USD đến giá vàng

Vì Mỹ là một siêu cường kinh tế, đồng USD đóng vai trò là đồng tiền thanh toán quốc tế, giá vàng thế giới cũng được mua bán theo đô la Mỹ nên giá trị tương đối của vàng được biểu thị qua đô la Mỹ. Chính vì vậy mà khi USD mất giá thì đồng nghĩa với việc vàng tăng giá và ngược lại.

Biểu đồ dưới đây cho thấy mối tương quan nghịch giữa Dollar Index và giá vàng.

anh-huong-cua-usd-den-gia-vang-the-gioi-min

Ảnh hưởng của nguồn cung vàng trên thế giới

Vì vàng cũng là một loại hàng hóa nên giá cả của nó cũng thay đổi theo quy luật cung cầu. Có hai yếu tố làm thay đổi nguồn cung vàng trên thế giới.

Thứ nhất, chính sách dự trữ vàng của các quốc gia

Nếu một hay một vài quốc gia nào đó quyết định mua vàng vào để dữ trữ với khối lượng lớn sẽ làm giá vàng thế giới tăng và ngược lại. Vì vậy việc theo dõi tin tức thế giới liên quan đến chính sách mua bán vàng của các ngân hàng trung ương lớn sẽ tốt cho việc dự đoán giá vàng.

Các quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới năm 2017 là:

Mỹ: 8.133 tấn, Đức: 3.371 tấn, Ý: 3.452 tấn, Pháp: 2.436 tấn, Nga: 1.910 tấn, Trung Quốc: 1.842 tấn, Thụy Sỹ: 1.042 tấn.

Thứ hai, ảnh hưởng từ việc giao dịch vàng của các quỹ lớn 

Hiện nay có một số quỹ lớn đang nắm giữ một lượng vàng khổng lồ. Mỗi lần họ mua vào hay bán ra đều có ảnh hưởng mạnh đến giá vàng thế giới. Vì vậy mà các nhà đầu tư vàng luôn theo dõi sát sao các động thái của họ.

Các quỹ này bao gồm:

  • Quỹ tiền tệ thế giới IMF: đang nắm giữ khoảng 3.100 tấn vàng
  • Quỹ đầu tư tín thác bằng vàng SPDR Gold Trust. Đây được coi là quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới. Hiện quỹ này đang nắm giữ khoảng 768 tấn (2019).

Thứ ba, sản lượng khai thác vàng trên thế giới 

Các quốc gia được biết đến có sản lượng khai thác vàng lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Úc, Nga, Mỹ, Nam Phi, Canada. Mỗi khi sản lượng khai thác ở các nước này sụt giảm thì sẽ làm giá vàng thế giới tăng và ngược lại.

Sản lượng khai thác vàng năm 2017 của các nước như sau:

Trung Quốc 426 tấn, Úc 295 tấn, Nga 270 tấn, Mỹ 230 tấn, Canada 176 tấn, Peru 162 tấn, Indonexia 154 tấn, Nam Phi 140 tấn.

Ảnh hưởng của thị trường trang sức và nhu cầu vàng cho công nghiệp trên thế giới

Tac-dong-cua-nhu-cau-trang-suc-den-gia-vang-the-gioi-min

Ngoài nhu cầu dự trữ của các quốc gia, thì nhu cầu vàng cho trang sức ước tính chiếm khoảng 54% trên toàn cầu. Ngoài ra nhu cầu phục vụ sản xuất trong các nghành công nghiệp chiếm khoảng 12%.

Thông thường vào dịp đầu năm mới thì người dân ở nhiều nước thường có phong tục mua vàng lấy may. Đặc biệt là ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác thì hiện tượng này thường tác động khiến giá vàng tăng vào các tháng đầu năm. Nhưng sau đó, vào tháng 3 vàng sẽ được bán ra làm giá đi xuống.

Ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng

Tất cả các yếu tố ở trên đều ảnh hưởng chung đến giá vàng thế giới. Tuy nhiên đôi khi giá vàng trong nước của một quốc gia lại không biến động cùng chiều với giá vàng thế giới, đó là bởi yếu tố lạm phát. Khi nền kinh tế của một đất nước bị lạm phát thì đồng nội tệ bị mất giá, điều này sẽ làm giá vàng trong nước tăng, mặc dù giá vàng thế giới tính theo usd có thể giảm.

Tác động của tỷ giá đến giá vàng trong nước.

Thêm một nguyên nhân nữa khiến giá vàng trong nước có thể biến động ngược chiều với giá vàng thế giới, đó là sự thay đổi tỷ giá. Nếu đồng nội tệ tăng hoặc giảm giá so với usd thì giá vàng sẽ giảm hoặc tăng, mặc dù giá vàng thế giới không thay đổi.

Bạn nên đọc: Hướng dẫn đầu tư vàng chi tiết từ A – Z


Bạn vừa đọc bài viết: “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới

Tác giả: Phạm Khương

Liên quan

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

2 Replies to “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial