Một trong những mô hình được sử dụng trong phân tích kỹ thuật biểu đồ giá là Mô hình cái nêm. Tùy từng trường hợp mà nó có thể là mô hình giá đảo chiều hay là mô hình tiếp diễn. Mô hình này được sử dụng phổ biến trong thị trường forex, chứng khoán, Binary Option, và ngày nay được áp dụng cho cả thị trường tiền ảo. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu một cách đầy đủ nhất Mô hình giá cái nêm là gì? Có những loại nào? Cách sử dụng và giao dịch với nó ra sao?
- Đầu tư forex là gì? Hướng dẫn cách chơi forex chi tiết
- Top sàn forex uy tín thế giới đang hoạt động tại Việt Nam
Mô hình cái nêm là gì?
Hiểu đơn giản thôi, mô hình cái nêm là đồ thị giá xuất hiện có hình dáng giống cái nêm. Loại này thường được biểu thị dưới dạng đồ thị nến hoặc thanh bar. Tuy nhiên ngày nay hầu hết các mô hình giá thường được biểu thị dưới dạng đồ thị nến.
Về mặt hình thức thì mô hình này cũng có dạng của một hình tam giác. Nhưng trong phân tích kỹ thuật đồ thị giá, do tính chất khác biệt của nó liên quan đến tiến trình diễn tiến của giá nên người ta phân biệt nó thành một dạng mẫu hình khác.
Mô hình cái nêm nằm trong cả thị trường đang có xu hướng tăng hoặc thị trường đang có xu hướng giảm. Ở cả hai xu hướng trên cũng đều có thể xuất hiện cả hai loại là Mô hình cái nêm hướng lên và Mô hình cái nêm hướng xuống.
Sự giống nhau giữa mô hình giá cái nêm và mô hình giá tam giác
- Cả hai loại mô hình trên đều có hình dạng của một tam giác.
- Cả hai đường hỗ trợ và kháng cự đều hội tụ với nhau về phái phải của biểu đồ giá.
Sự khác nhau giữa mô hình giá cái nêm và mô hình giá tam giác
- Trong mô hình giá cái nêm, hai đường hỗ trợ và kháng cự đều hoặc cùng dốc lên, hoặc cùng dốc xuống. Hãy xem hình dưới:
- Trong mô hình tam giác, ít nhất một trong hai đường phải dốc lên hoặc dốc xuống. Hãy xem các hình dưới:
Mô hình cái nêm hướng lên (nêm tăng)
Như tên gọi của nó, Mô hình cái nêm hướng lên có đầu nhọn hướng lên phía trên. Cả hai đường hỗ trợ và kháng cự đều dốc lên phía trên.
Loại này có thể nằm ở trong cả xu hướng lên và xu hướng xuống. Dù nằm ở xu hướng nào thì giá cũng thường đi ngược lại hướng của “cái nêm”. Điều này có nghĩa là:
- Nếu mô hình nêm tăng nằm trong một xu hướng tăng giá thì nó là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng. Mặc dù trong mô hình này, đỉnh sau vẫn cao hơn đỉnh trước, nhưng các đỉnh đang có xung lực yếu dần (độ dốc giảm so với độ dốc của đường hỗ trợ nối các đáy). Điều này có nghĩa là áp lực bán đang tăng. Đến một lúc nào đó áp lực đủ mạnh (và thường là đằng sau nó sẽ có tin cơ bản hỗ trợ) nó sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và đi xuống.
- Nếu mô hình nêm giảm nằm trong một xu hướng giảm giá thì nó là dấu hiệu của sự tiếp diễn xu hướng. Lúc này, giai đoạn hình thành “cái nêm” chỉ đóng vai trò như là sự tạm nghỉ để tích lũy. Đến một lúc nào đó nó sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và đi xuống.
Mô hình cái nêm hướng xuống (nêm giảm)
Như tên gọi của nó, Mô hình cái nêm hướng xuống có đầu nhọn hướng xuống phía dưới. Cả hai đường hỗ trợ và kháng cự đều dốc xuống phía dưới.
Loại này có thể nằm ở trong cả xu hướng lên và xu hướng xuống. Dù nằm ở xu hướng nào thì giá cũng thường đi ngược lại hướng của cái nêm. Điều này có nghĩa là:
- Nếu mô hình cái nêm giảm nằm trong một xu hướng tăng giá thì đó là dấu hiệu tiếp tục xu hướng. Giai đoạn hình thành “cái nêm” chỉ đóng vai trò như là một sự dừng nghỉ để tích lũy.
- Nếu mô hình nêm giảm nằm trong một xu hướng giảm giá thì đó là dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Trong quá trình hình thành “cái nêm”, mặc dù đáy sau vẫn thấp hơn đáy trước, nhưng lực xuống đang giảm dần (thể hiện ở độ dốc của đường hỗ trợ nhỏ hơn độ dốc của đường kháng cự). Kết cục thường là giá sẽ đảo chiều đi lên.
Hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả với mô hình giá cái nêm
Cách giao dịch với mô hình cái nêm hướng lên
Như bạn biết, dù giá đang trong xu hướng tăng hay giảm, khi mô hình cái nêm hướng lên xuất hiện thì giá cũng sẽ thường đi xuống. Vì vậy, ngay khi giá Break out đường hỗ trợ xiên phía dưới, bạn có thể đặt lệnh bán.
Tuy nhiên đó chỉ là cách giao dịch cơ bản nhất. Để giao dịch một cách hiệu quả khi giá Break out, bạn nên tham khảo bài viết sau:
Các giao dịch với mô hình giá cái nêm hướng xuống
Như bạn biết, dù giá đang trong xu hướng tăng hay giảm, khi mô hình cái nêm hướng xuống xuất hiện thì giá cũng sẽ thường đi lên. Vì vậy, ngay khi giá Break out đường kháng cự xiên phía trên, bạn có thể đặt lệnh mua.
Tuy nhiên đó chỉ là cách giao dịch cơ bản nhất. Một lần nữa tôi khuyên bạn nên đọc bài viết sau:
Tóm lại
Như bạn biết, tất cả các mô hình trong phân tích kỹ thuật biểu đồ giá đều chỉ là xác suất. Không phải lúc nào giá cũng sẽ diễn biến theo các mô hình này. Vì vậy bạn phải luôn biết cách quản lý vốn an toàn cho tài khoản của mình. Đặc biệt là phải biết cách đặt Stop loss và Take Profit hiệu quả.
Đối với mô hình nêm hướng lên và mô hình nêm hướng xuống, bạn có thể tham khảo tóm tắt về hướng đi của giá và xác suất thống kê của nó như trong các hình dưới đây:
Tác giả: Phạm Khương
Liên quan
- Các phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả nhất
- Mô hình Cốc và Tay Cầm trong chứng khoán và forex
- Mô hình tam giác (bản full)
- Các mô hình (mẫu hình) giá phổ biến trong phân tích kỹ thuật
- Các mô hình nến phổ biến trong phân tích kỹ thuật
- Các chỉ báo kỹ thuật cơ bản và phổ biến trong forex và chứng khoán
- Hướng dẫn mở tài khoản forex tại các sàn hàng đầu thế giới
mô hình cái nêm giống mô hình lá cờ thì phải
tất cả các mô hình trong phân tích kỹ thuật biểu đồ giá đều chỉ là xác suất.
Đúng vậy em
Yes. Vậy nên trader cần phải biết quản lý vốn, và đừng quá tin tưởng vào một tình huống nào cả. Mô hình cái nêm cũng không phải là một ngoại lệ.