Bên cạnh việc sử dụng các mô hình giá và các công cụ kẻ vẽ… thì các chỉ báo kỹ thuật là một phần không thể thiếu trong phân tích đồ thị giá. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cho bạn hiểu Chỉ báo kỹ thuật là gì? Các loại chỉ báo kỹ thuật quan trọng và hướng dẫn cách sử dụng chi tiết.
- Đầu tư forex: Hướng dẫn cách chơi forex cho người mới
- Top sàn forex uy tín thế giới đang hoạt động tại Việt Nam
Chỉ báo kỹ thuật là gì?
Chỉ báo kỹ thuật (Indicators) là các công cụ được xây dựng lên từ dữ liệu giá trong quá khứ, một số có kết hợp với khối lượng giao dịch. Các dữ liệu giá bao gồm: Giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa và giá đóng cửa. Các dữ liệu này kết hợp với khoảng thời gian (chu kỳ giá) theo các công thức nhất định sẽ tạo ra các chỉ báo kỹ thuật đặc trưng. Sự khác biệt giữa các chỉ báo chỉ là do sự khác biệt về công thức tính toán.
Ví dụ, với các công thức khác nhau ta sẽ có các chỉ báo như RSI, MACD hay Stochastic….
Hiện nay trên thế giới, chỉ từ các dữ liệu giá như vậy, người ta đã nhào lặn và chế biến ra hàng ngàn chỉ báo kỹ thuật khác nhau. Trên các phần mềm giao dịch phổ biến như MT4… người ta cũng tích hợp mấy chục loại chỉ báo như vậy. Việc sử dụng quá nhiều loại chỉ báo kỹ thuật khiến cho các trader bị loạn chưởng. Vì vậy tôi khuyên bạn không cần thiết phải dùng quá nhiều chỉ báo. Bạn chỉ cần dùng các chỉ báo cơ bản và phổ biến nhất là được rồi.
Phân loại các chỉ báo kỹ thuật cơ bản
Các chỉ báo kỹ thuật chỉ đóng vai trò như một công cụ bổ trợ để nhìn sâu vào quá trình diễn biến của giá (và khối lượng). Mỗi chỉ báo khác nhau sẽ phản ánh một góc nhìn khác nhau về giá, từ đó sẽ đánh giá được xu hướng tiếp theo, xung lượng giá và sức mạnh của xu hướng…. Chính vì vậy mà người ta còn phân loại thành các chỉ báo dao động và chỉ báo xu hướng….
Nhóm các chỉ báo kỹ thuật dao động (Oscillators)
Chỉ báo dao động là loại chỉ báo có giá trị xoay quanh một trục nằm ngang. Giá trị của nó chỉ biến động trong một khoảng nhất định, xoay quanh giữa 2 cực. Các chỉ báo dao động nằm phía dưới và tách biệt với biểu đồ giá mà không nằm đè lên biểu đồ giá.
Một số chỉ báo dao động cơ bản bao gồm: Momentum, RSI, MACD, Stochastic, ADX.
Có hai cách để ứng dụng các chỉ báo dao động, đó là:
- Dựa vào giá trị cao thấp. Vì giá trị của nó chỉ xoay qua xoay lại nên người ta cho rằng, khi nó lên quá cao hay xuống quá thấp thì là lúc mà nó chuẩn bị quay về mức giữa. Do đó khi giá trị của các chỉ báo vượt qua một biên độ nhất định thì gọi là vùng quá mua hay quá bán… và dự báo là giá chuẩn bị quay đầu.
- Dựa vào dấu hiệu phân kỳ. Kỹ thuật này dựa vào hướng chuyển động khác nhau giữa biểu đồ giá hàng hóa và biểu đồ giá trị của chỉ báo. Ví dụ, nếu biểu đồ giá đang có xu hướng đi lên, trong khi xu hướng của chỉ báo đang đi xuống, thì người ta dự đoán giá sắp đảo chiều từ tăng thành giảm. Để tìm hiểu kỹ, bạn hãy tham khảo thêm: Phân kỳ là gì? Hướng dẫn giao dịch theo phân kỳ.
Hướng dẫn sử dụng chi tiết các chỉ báo dao động
Để xem hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, mời bạn vào từng bài hướng dẫn sau:
- Chỉ báo ADX là gì? Hướng dẫn cách dùng ADX hiệu quả
- Chỉ báo Stochastic là gì? Cách sử dụng Stochastic hiệu quả
- Momentum là gì? Công thức tính và cách sử dụng chi tiết
- Chỉ báo RSI là gì? Cách sử dụng RSI chuẩn nhất
- Chỉ báo MACD là gì? Hướng dẫn dùng MACD đúng cách
Nhóm các chỉ báo kỹ thuật xu hướng (Trends)
Ở phần trên bạn đã tìm hiểu về các chỉ báo dao động. Chúng được gọi là chỉ báo dao động vì chúng chỉ giao động trọng một phạm vi cố định. Về bản chất, chúng cũng dùng để xác định xu hướng và điểm đảo chiều xu hướng.
Ở phần này bạn sẽ tìm hiểu về các chỉ báo xu hướng. Có vẻ như cách phân loại này chưa thực sự chính xác, nhưng đây là tôi dựa trên cách phân loại được thể hiện trên phần mềm MT4. Có lẽ nó được gọi như vậy là vì người ta dựa vào hướng trực tiếp của biểu đồ giá cùng với chỉ báo.
Các chỉ báo xu hướng không nằm tách biệt với đồ thị giá như các chỉ báo dao động ở trên. Chúng nằm chung một không gian và nằm đè lên biều đồ giá. Nhờ vậy mà chúng ta có thể so sánh trực tiếp giữa đường giá và đường chỉ báo xu hướng.
Các chỉ báo theo xu hướng thường dựa vào sự giao cắt của đường giá so với đường chỉ báo để so sánh. Chúng còn được gọi là các chỉ báo chậm, vì nó phản ánh theo sau giá. Điều này có nghĩa là mặc dù giá đã tăng, nhưng nếu chỉ báo kỹ thuật chưa tăng theo thì xu hướng chưa được xác nhận.
Một số chỉ báo xu hướng là: Đường trung bình động MA, Bollinger Bands, Ichimoku, PSAR. Để tìm hiểu chi tiết cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật đó, bạn hãy nhấn vào đường link của từng chỉ báo đó nhé.
Hướng dẫn sử dụng chi tiết các chỉ báo xu hướng
Để xem hướng dẫn chi tiết từng loại, mời bạn vào từng bài hướng dẫn sau:
- Đường trung bình động MA và cách sử dụng chuẩn nhất
- Chỉ báo Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất
- Mây Ichimoku là gì? Hướng dẫn cách dùng Ichimoku
- Chỉ báo PSAR là gì? Hướng dẫn cách dùng Parabolic SAR
Các công cụ chỉ báo quan trọng khác
Ngoài các chỉ báo trên, phần mềm MT4 còn cung cấp rất nhiều các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác. Chúng không phải là chỉ báo xu hướng, cũng không phải chỉ báo dao động. Đôi khi chúng chỉ dùng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.
Trong mục này bạn hãy tham khảo các công cụ sau:
Cách tìm các chỉ báo kỹ thuật trong phần mềm MT4
Để tìm và ứng dụng các chỉ báo kỹ thuật trong MT4, bạn chỉ việc nhấn vào biểu tượng chữ f trên thanh công cụ như trong hình. Sau đó nó sẽ hiện ra các loại chỉ báo để bạn chọn.
Bạn vừa đọc bài viết: “Các chỉ báo kỹ thuật cơ bản trong forex và chứng khoán”
Tác giả: Phạm Khương
Chỉ báo kỹ thuật (Indicators) là các công cụ được xây dựng lên từ dữ liệu giá trong quá khứ,
chiến lược của mình dựa trên duy nhất một chỉ số báo xu hướng đường trung bình động ema
Ít nhất bạn nên dùng thêm chỉ báo RSI. Theo mình thì chỉ bái này rất có ý nghĩa
Cam on ban ve nhung bai viet quy gia
Hoa ra lai co nhieu chi bao ky thuat nhu vay. Thank ad
@Minh. Đó chỉ là những chỉ báo kỹ thuật cơ bản hay được sử dụng nhất. trên thực tế còn có rất nhiều các chỉ báo khác. Thậm chí hàng ngày người ta vẫn đang sáng tạo ra các chỉ số mới.
Cảm ơn tác giả nhiều!