Có một tình huống thua đau nhất mà các trader hay gặp phải đó là Bẫy giá. Bẫy giá có 2 loại là Bull trap và Bear trap. Để hạn chế tối đa những sai lầm như vậy, trước hết bạn phải hiểu rõ bản chất của nó và cách nhận dạng. Vậy Bull trap là gì? Bear trap là gì?
Bull trap là gì?
Trong tiếng Anh, Bull là con bò, còn trap là cái bẫy. Bull trap là bẫy bò, nhưng thưa bạn, Bull trap không phải là cái bẫy để bẫy con bò nhé! Đây là một thuật ngữ tài chính thường được dùng nhất trong thị trường chứng khoán và forex. Khi giá trong xu hướng đi lên người ta gọi đó là thị trường con Bò (Bull), mô phỏng tư thế luôn húc đầu đi lên của con bò khi nó chạy.
Bây giờ trở lại bản chất vấn đề: Vậy Bull trap là gì?
Bull trap là tình huống mà khi thị trường đang ở trong xu hướng đi xuống nhưng giá lại có hành động bứt phá giả đi lên. Bứt phá ở đây được hiểu là giá vượt qua ngưỡng kháng cự chính khiến nhiều người tưởng rằng nó đã đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng. Nhưng không lâu sau đó, giá đi xuống theo xu hướng cũ, thường là với cú sập mạnh.
- Xem thêm: Các loại hỗ trợ và kháng cự
Diễn biến tâm lý đằng sau Bull trap
Sau khi giá đảo chiều đi lên, các nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng không muốn bỏ lỡ cơ hội khi trend mới hình thành. Họ nghĩ rằng đây là mức giá mua hời nhất nên đã đặt lệnh mua.
Hơn thế nữa, nhiều người đã chờ đợi cơ hội này quá lâu rồi nên không thể kiềm chế. Khi đã vào lệnh mua, trader không chỉ hy vọng mà còn mong muốn thị trường sẽ đi theo ý mình. Chính mong muốn này khiến họ có xu hướng tự suy diễn hoặc thu thập thêm các thông tin ủng hộ xu hướng đi lên.
Điều nguy hiểm hơn là khi niềm tin ngày càng tăng cao, đặc biệt khi được củng cố thêm bởi vài phiên tăng giá nữa thì các trader có xu hướng tăng thêm vị thế mua. Đúng lúc này giá sập mạnh, thị trường lại quay trở lại xu hướng xuống như cũ. Vâng, họ đã dính bẫy Bull trap!
Bear trap là gì?
Ngược lại với Bull trap là Bear trap.
Bear là con Gấu. Khi gấu chạy nó luôn trong tư thế húc đầu xuống đất. Vì vậy Bear market được dùng để ví von thị trường đang trong xu hướng đi xuống. Vậy Bear trap là gì?
Bear trap là tình huống mà khi thị trường đang ở trong xu hướng đi lên nhưng giá lại có hành động bứt phá giả đi xuống. Bứt phá ở đây được hiểu là giá vượt qua ngưỡng hỗ trợ chính khiến nhiều người tưởng rằng nó đã đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm. Nhưng không lâu sau đó, giá đi lên theo xu hướng cũ, thường là với cú tăng mạnh.
Trên thị trường chứng khoán, Bear trap không gây lỗ trực tiếp cho nhà đầu tư. Nhưng nó làm giảm lợi nhuận và lỡ cơ hội duy trì vì thế. Vì sau đó nhà đầu tư có thể sẽ phải mua lại với giá cao hơn nếu muốn tiếp tục nắm giữ hàng hóa đó. Ngoài ra, Bear trap có thể làm tăng chi phí giao dịch cho trader.
Đối với forex thì vai trò của Bull trap và Bear trap là như nhau, vì thị trường forex giao dịch 2 chiều.
- Tìm hiểu thêm: Forex là gì? Hướng dẫn đầu tư forex cho người mới
Cách nhận biết bẫy giá Bull trap và Bear trap
Ngay cả một nhà đầu tư lão luyện đôi lúc cũng không thể tránh khỏi việc dính Bull trap. Vấn đề là phải biết giảm thiểu việc dính bẫy giá và hạn chế thiệt hại khi đã dính bẫy.
Dưới đây là các dấu hiệu để bạn nhận biết những tình huống có nguy cơ cao bị dính trap.
- Khi giá bứt phá mà khối lượng giao dịch không tăng hoặc thậm chí giảm thì có nguy cơ cao sẽ là Bull trap.
- Đối với thị trường forex, Bull trap thường xảy ra ở các phiên giao dịch ít. Đó là các phiên Úc, Á và khoảng thời gian các phiên Á, Âu, Mỹ không trùng nhau.
- Kiểm tra tín hiệu phân kỳ. Nếu giá tăng mà các chỉ báo RSI, MACD, Stochastic đang trong xu hướng đi xuống thì nhiều khả năng sẽ là Bull trap. Cũng như vậy, nếu giá giảm mà các chỉ báo trên đang lên thì nhiều khả năng sẽ là Bear trap.
- Kiểm tra tin tức. Nếu giá bỗng dưng đảo chiểu tăng mạnh hoặc giảm mạnh ngược xu hướng hiện tại thì hãy kiểm tra tin tức. Nếu có thông tin hỗ trợ đủ mạnh khiến nó đảo chiều thì mới đáng tin tưởng. Còn không thì nhiều khả năng đó là bẫy giá. Tuy nhiên nhiều khi bạn cũng không phân biệt được tin thật hay tin giả nên việc dính bẫy giá cũng khó tránh khỏi.
Một số mẫu hình Bull trap và Bear trap kinh điển
Bẫy giá theo mô hình Pin bar Bear trap là gì
Trong đồ thị trên, giá liên tục vượt ra khỏi xu hướng tăng, rồi ngay lập tức giật mạnh lên theo xu hướng cũ, tạo thành Pin bar Bear trap. Những tín hiệu giả kiểu như vậy chỉ củng cố thêm cho xu hướng cũ.
Bạn nên đọc bài: Pin bar là gì? Cách giao dịch theo pin bar hiệu quả nhất
Bẫy giá theo mô hình Fakey Bull trap là gì
Hình trên: Mẫu hình Fakey chuẩn
Bản thân từ Fakey đã nói cho bạn về một sự giả tạo! Fakey là một trong những mô hình đảo chiều giả kinh điên nhất. Để tránh Bẫy giá Bull trap và Bear trap, bạn nên tìm hiểu kỹ về mô hình này.
Trong hình trên, ban đầu giá tăng mạnh vượt ngưỡng kháng cự, rồi ngay lập tức đảo chiều đi xuống. Một cú Bull trap hoàn hảo khiến rất nhiều trader bị thua đau.
Hãy đọc kỹ bài: Fakey là gì? Tuyệt kỹ giao dịch theo Fakey
Cách hạn chế thiệt hại do Bull trap và Bear trap
Phần trên hướng dẫn bạn cách nhận biết các dấu hiệu có bẫy giá. Tuy nhiên nếu quá thận trọng thì bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội ngon ăn. Vì vậy hãy học cách sống chung với lũ.
Khi gặp phải tình huống nghi ngờ có bull trap hoặc bear trap, bạn phải có chiến lược giao dịch hợp lý để hạn chế thiệt hại tối đa nếu nó xảy ra.
Hạn chế giao dịch trong các tình huống nghi ngờ có trap
Nói cái này nhiều bạn cho là thừa! Nhưng xin thưa, nó lại liên quan đến bản lĩnh và kinh nghiệm chinh chiến của trader. Những trader mới thường hung hăng tự tin thái quá, còn những cao thủ thì luôn biết cách nhẫn lại, chờ thời điểm tốt nhất để tung đòn.
Việc chờ đợi để vào lệnh ở các tình huống có xác suất thắng cao không những giúp trader tránh khỏi các bẫy giá, mà còn giúp họ cải thiện tỷ lệ các lệnh thắng.
Luôn đề cao việc quản lý vốn lên hàng đầu
Bạn hãy đọc kỹ lại phần Diễn biến tâm lý đằng sau Bull trap và Bear trap ở trên. Sự nguy hiểm của bẫy giá đến từ sự tự tin thái quá và mất cảnh giác của trader.
Đừng dùng đòn bảy quá cao và đứng bao giờ tất tay với thị trường
Khi quá tự tin, trader thường dùng đòn bảy cao vào lệnh lớn. Hãy nhớ, đòn bảy cao chính là con dao 2 lưỡi, nó có thể giúp bạn làm giàu nhanh, nhưng cũng có thể giết bạn chỉ trong một nốt nhạc. Bạn có thể thắng 10 ván, nhưng chỉ cần một ván tất tay bị sập bẫy là coi như thua.
Để làm tốt phần này, bạn nên tham khảo bài:
Sử dụng Stop loss một cách hợp lý
Trader chuyên nghiệp bao giờ cũng sử dụng stop loss khi giao dịch. Trừ trường hợp đánh scalping và quản lý vốn theo phương pháp Stop loss bằng Stop out.
Không đặt stop loss giống như một đội bóng không có hàng hậu vệ. Nếu chỉ biết tấn công mà không biết phòng thủ thì sớm muộn gì cũng sẽ bị thua.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng stop loss hiệu quả nhất.
Phương pháp giao dịch hợp lý khi nghi ngờ có bull trap và bear trap
Phương pháp giao dịch là như nhau đối với cả 2 trường hợp Bull trap và Bear trap. Vì vậy trong phần này tôi sẽ lấy mô hình ứng xử với Bull trap làm ví dụ.
Khi ngờ ngờ có Bull trap nhưng không muốn bỏ lỡ cơ hội nên bạn vẫn cứ mua vào. Khi đó, để giảm thiểu thiệt hại nếu Bull trap xảy ra, đồng thời để tăng hiệu quả tối đa nếu giá tăng bạn hãy đặt các lệnh mua theo thứ tự sau:
Chiến lược trade như trên là đối với trường hợp thuận lợi nếu không có Bull trap. Tuy nhiên, nếu Bull trap xảy ra thì sau khi đặt lệnh thứ 2, giá sẽ đi xuống mạnh. Khi đó sẽ không có lệnh thứ 3, mà thay vào đó, lệnh stop loss ở dưới sẽ được kích hoạt. Hãy xem hình minh họa phía dưới:
Để hiểu đầy đủ chiến lược giao dịch khi giá phá vỡ, tôi khuyên bạn nên đọc bài sau:
Bạn vừa đọc bài: “Bear Trap và Bull Trap là gì? Cách nhận biết và tránh bẫy giá“.
Tác giả: Phạm Khương
Tham khảo thêm
- Các sàn forex uy tín hàng đầu thế giới
- Hedging là gì? Cách hedge forex và chứng khoán tối ưu nhất
- Lừa đảo forex và các loại rủi ro bạn nên tránh