Mô hình nến Fakey là gì? Tuyệt kỹ giao dịch theo Fakey

Fakey-la-gi-fx24net-min

Trong số các loại Price Action (hành động giá) thì mô hình nến Fakey là loại hiệu nghiệm nhất. Nói theo cách của Tôn Tử thì đó là “kế nằm trong kế”. Nếu bạn biết sử dụng Fakey một cách nhuần nhuyễn trong phân tích kỹ thuật thì đó là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại. Vậy mô hình nến Fakey là gì?

Khái quát về mô hình nến Fakey

Để hiểu về mô hình nến Fakey, trước hết bạn hãy tìm hiểu về Inside Bar.

Mô hình Fakey – đơn giản chỉ là một loại hành động giá bứt phá bị lỗi của Inside Bar (false-breakout of Inside Bar)! Nhưng điều quan trọng là ý nghĩa nằm đằng sau sự bứt phá lỗi đó khiến nó trở thành một tín hiệu mạnh!

Hãy nhìn vào một mô hình Fakey cơ bản dưới đây:

mo-hinh-nen-fakey-chuan

Ban đầu, giá hình thành mẫu hình Inside Bar (hai cây nến đầu tiên). Sau đó có vẻ như giá đi lên (cây nến thứ ba). Nhiều nhà đầu tư đã mua vào khi giá đi vượt khỏi phạm vi của mẫu hình Inside Bar vì nghĩ rằng mẫu hình Inside Bar đã được kích hoạt và hoạt động. Nhưng ngay sau đó thì giá giật mạnh xuống (cây nến thứ tư), tạo thành mô hình Inside Bar lỗi (false-breakout of Inside Bar). Đó chính là mô hình Fakey. Kể từ khi mô hình này hình thành thì giá sẽ lao mạnh, đủ để bạn thu lợi nhuận lớn.

Ý nghĩa đằng sau của mô hình nến Fakey

Có hai lý do chính giải thích cho mô hình Fakey (lấy ví dụ trường hợp Fakey đi xuống):

Thứ nhất, đây là hành động của “cá mập”

Ban đầu họ lừa cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ nghĩ rằng giá đã đi lên theo hoạt động của mô hình Inside Bar. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào và nhiều người đặt Stop Loss ngay dưới Inside Bar. Nhưng ngay sau đó thì họ đặt lệnh bán khủng và quét sạch Stop Loss của các trader khác.

Lưu ý rằng, khi Stop Loss của một lệnh BUY bị quét thì đồng nghĩa đó là một lệnh SELL. Chính các lệnh “SELL” này lại tạo thêm lực cho phe bán khiến phe bán mạnh hơn và đẩy giá đi xuống nhiều hơn. Lưu ý, các “cá mập” thường chỉ tạo ra mô hình Fakey trong các trường hợp mà xu hướng của thị trường không mạnh, khối lượng giao dịch cũng không nhiều nên mới có thể thao túng được thị trường.

Thứ hai, thị trường phản ứng với một tin tức quan trọng nào đó mới xuất hiện

Ban đầu khi tin đưa ra không chuẩn (hoặc cố tình đưa tin không chuẩn để trục lợi). Các nhà đầu tư theo tin tức đã mua vào theo kế hoạch ban đầu. Nhưng ngay sau đó thì tin đó lại được đính chính theo chiều ngược lại khiến giá giật mạnh ngược trở lại và tạo thành mô hình Fakey.

Một trong những ví  dụ kinh điển cho trường hợp này là bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000. Ban đầu hầu hết các tờ báo lớn nhất của Mỹ đưa tin Phó tổng thống Al Gore thắng cử, khiến giá trên các thị trường tài chính như forex và chứng khoán lao mạnh về một phía. Nhưng ngay sau đó thì tất cả các báo đính chính lại là ứng cử viên George W.Bush mới là người chiến thắng, khiến giá giật mạnh theo chiều ngược lại, tạo thành mô hình nến Fakey kinh điển.

Với hai lý do giải thích cho mô hình Fakey ở trên thì bạn cũng đủ hiểu tại sao mà nó lại quan trọng rồi chứ.

Hai loại mô hình Fakey

Nói cái này có vẻ hơi thừa, vì thị trường có hai chiều nên có Bearish Fakey và Bullish Fakey. Nhưng tôi thích đưa thêm vào đây cho các bạn ngắm ngía tý.

Hai-loai-mo-hinh-nen-Fakey

Các biến thể của mô hình Fakey

Pin Bar Fakey

Một biến thể khác của mô hình Fakey đó chính là Pin Bar Fakey. Theo đó, hai cây nến phía sau trong mẫu hình chuẩn ở trên sẽ được rút gọn thành một cây nến Pin Bar.

Nen-Pin-bar-Fakey

Một biến thể khác của mẫu hình fakey

Mẫu hình này cũng gần giống như Pin Bar Fakey ở trên. Tuy nhiên, nến sau cùng không phải là Pin Bar, vì mặc dù nó có cái đuôi dài, nhưng thân nến (body) lại không quá ngắn để được gọi là Pin Bar. Nhưng dù sao thì nó cũng mang đặc điểm của một cú giật mạnh, tạo thành một mẫu hình Inside Bar lỗi (false-breakout of Inside Bar).

Bien-the-khac-cua-mo-hinh-nen-fakey

Phương pháp giao dịch theo mô hình nến Fakey

Cách đặt lệnh với mô hình Fakey

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm và bản chất của mô hình Fakey ở trên thì chúng ta có thể đưa ra phương pháp giao dịch theo Fakey hợp lý nhất. Vâng tất nhiên là bạn sẽ đặt lệnh ngay sau khi mẫu hình Fakey hoàn thiện. Nhưng lưu ý về cách đặt lệnh. Tôi lấy ví dụ cho trường hợp Fakey tăng:

Giá luôn đi lắt léo để thử thách bạn. Vì vậy nó có thể xuống một lần nữa trước khi tiếp tục đi lên. Bạn nên mua dè dặt và đặt stop loss ngay phía dưới nến cuối cùng để đề phòng giá có thể không đi như ý muốn.

  • Trường hợp giao dịch theo nến tuần thì bạn nên đặt stop loss cách điểm thấp nhất của nến cuối cùng ít nhất 100 pips.
  • Tương tự đối với nến ngày là 50 pips.
  • Đối với nến H4 là 30 pips.
  • Đối với nến H1 là 20 pips.
  • Đối với nến 15p là 15 pips.

Ngược lại, đối với trường hợp của mô hình Fakey giảm thì bạn biết phải làm thế nào rồi đấy!

Các trường hợp củng cố cho mô hình Fakey

Để sử dụng mô hình Fakey chính xác hơn, chúng ta phải xem xét nó trong từng trường hợp cụ thể. Dưới đây sẽ là một số trường hợp mà sự xuất hiện Fakey ở đó sẽ trở lên đáng tin cậy hơn:

Mô hình Fakey xuất hiện ngay tại ngưỡng hỗ trợ/kháng cự

Các mức hỗ trợ và kháng cự, bản thân nó đã là một ngưỡng cản tạo tín hiệu đảo chiều rồi. Nếu có thêm Fakey xuất hiện ở các ngưỡng này thì sẽ càng củng cố cho nó. Đặc biệt nếu giá đã chót vượt qua ngưỡng hỗ trợ / kháng cự rồi mà bị kéo ngược trở lại thì tín hiệu càng mạnh.

Các ngưỡng hỗ trợ / kháng cự có thể nằm ngang, dọc hay là một mức Fibonacci, hay tại một đường trung bình….

Fakey-tai-nguong-khang-cu-min

Fakey xuất hiện trong một xu hướng, đặc biệt là xu hướng mạnh

Trong hình ví dụ dưới đây, mô hình Fakey không chỉ xuất hiện trong một xu hướng, mà nó còn xuất hiện tại một ngưỡng hỗ trợ.

Fakey-trong-xu-huong-min

Ở một hình khác nữa của mô hình Fakey xuất hiện trong một xu hướng:

Mo-hinh-nen-Fakey-trong-mot-xu-huong-2

Kết luận

Trong số 3 loại mô hình hành động giá (Price Action) cơ bản bao gồm Pin Bar, Inside Bar và Fakey thì Fakey là loại quan trọng nhất. Nó là tín hiệu mạnh vì bản thân mô hình Fakey cũng đã kết hợp bao gồm cả Pin Bar và Inside Bar rồi. Về mặt lý luận thì đằng sau nó cũng chứa đựng những hàm ý (đọc ở trên) khiến nó trở nên vô cùng có ý nghĩa và quan trọng để bạn tin tưởng. Nếu biết sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn thì đây sẽ là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại.


Bạn vừa đọc bài viết: “Mô hình nến Fakey là gì? Tuyệt kỹ giao dịch theo Fakey

Tác giả: Phạm Khương

(Có tham khảo tài liệu nước ngoài)

Liên quan

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial