Mô hình lá cờ (Flag) trong biểu đồ giá – Mẫu hình PTKT

Mo-hinh-la-co-fx2

Mô hình lá cờ (flag) là một mẫu hình giá phổ biến trong thị trường tài chính. Nó được sử dụng chủ yếu trên thị trường forex và chứng khoán. Khi mô hình này xuất hiện thì nó thường là dấu hiệu của sự tiếp diễn xu hướng. Điều đó có nghĩa là nếu mô hình lá cờ nằm trong một xu hướng tăng thì sau đó giá sẽ tiếp tục tăng. Nếu nó nằm trong một xu hướng giảm thì giá sau đó thường tiếp tục giảm.

Mô tả của mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ gồm có phần “cán cờ” và phần “lá cờ”. Phần cán biểu hiện cho xu hướng hiện tại của nó. Phần lá cờ giá giao động trong một biên độ hẹp, theo một đường kênh giá nhỏ đi xuống trông giống như một lá cờ.

Phac-thao-mo-hinh-la-co-min

Mô hình lá cờ trong biểu đồ giá thực tế

Tự bản thân mô hình lá cờ đã có phần tăng giá (cán cờ) và phần điều chỉnh (lá cờ). Tuy nhiên, trong thực tế mô hình này thường xuất hiện khi nó đang trong một xu hướng lớn.

Mô hình xuất hiện trong một xu hướng tăng gọi là mô hình cờ tăng. Xem hình dưới.

Mo-hinh-la-co-tang-fx24-min

Mô hình xuất hiện trong một xu hướng giảm giá gọi là mô hình cờ giảm. Xem hình dưới.

Mo-hinh-la-co-giam-fx24-min

Lưu ý khi sử dụng mô hình lá cờ

Mo-hinh-la-co-trong-mau-song-elliott-min

  • Để vận dụng tốt mô hình lá cờ, bạn phải nhìn nó trong cả một quá trình phía trước của nó. Nếu chiếu theo nguyên lý sóng Elliott thì phần “cán cờ” thường là một sóng tăng trước đó. Còn phần “lá cờ” sẽ là một sóng điều chỉnh. Cả cán cờ và lá cờ đều nằm trong một con sóng lớn. Tuy nhiên mọi thứ thường không rõ ràng như vậy. Nó còn tùy vào cách bạn nhìn đồ thị.
  • Phần lá trong mô hình cờ tăng phải hướng xuống. Đối với mô hình cờ giảm thì phần lá phải hướng lên. Điều này thể hiện sự điểu chỉnh, tạm nghỉ của xu hướng.
  • Nếu phần lá của mô hình cờ có biên độ hẹp thì sẽ có độ chính xác cao hơn.
  • Phần cán của mô hình càng dài thì độ chính xác cũng cao hơn.
  • Đối với thị trường chứng khoán, vì một cây nến tối thiểu là theo ngày nên mô hình lá cờ phải được hình thành trong vài tuần cho đến vài tháng. Tối thiểu là 15 ngày.
  • Đối với thị trường forex thì một cây nến có thể được biểu thị cho 1 phút nên bạn  có thể áp dụng linh hoạt hơn. Bạn có thể áp dụng mô hình cờ trong khung thời gian 1 phút, 5 phút, ….1H, 4H hay khung tuần…. Tuy nhiên khung thời gian 1H trở lên thường có kết quả tốt hơn.

Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình lá cờ

Dưới đây là hướng dẫn cách giao dịch đối mô hình lá cờ tăng. Đối với trường hợp cờ giảm, thì làm ngược lại.

Cach-trade-theo-mo-hinh-co-fx24-min

Cách vào lệnh và đặt Stop loss với mô hình lá cờ tăng

Ngay sau khi giá Break out khỏi “phần lá” của mô hình, bạn có thể đặt một lệnh mua vào. Đặt Stop ngay phía dưới điểm thấp nhất của phần “lá cờ”.

Nếu giá tiếp tục đi tiếp theo hướng cũ, khi nó vượt quá mức cao nhất của phần “cán cờ” thì lúc này mô hình đã được xác nhận. Đến thời điểm này có thể nói xác suất giá đi tiếp là rất cao. Vì vậy bạn đặt tiếp một lệnh thứ hai để ăn nhiều hơn. Stop loss của lệnh này nên đặt ở ngay phía dưới của điểm Break out.

Tham khảo: Cách đặt Stop loss và Take profit hiệu quả.

Cách chốt lời với mô hình lá cờ tăng

Như phần trên tôi đã nói, mô hình lá cờ thường là một giai đoạn nằm trong một mô hình sóng Elliott. Mà trong Mô hình sóng Elliott, sóng tăng sau thường lớn hơn sóng tăng trước đó. Vì vậy mức giá tăng sau khi nó break out khỏi mô hình cờ tối thiểu sẽ bằng phần cán cờ trước đó. Đến đây thì bạn đã biết là chốt lời ở đâu rồi chứ?

Lưu ý cách giao dịch khi giá Break out

Các vào lệnh, đặt stop loss và chốt lời theo hướng dẫn ở trên chỉ là cơ bản nhất. Để giao dịch hiệu quả và nâng cao hơn, tôi đề nghị bạn nên đọc bài viết sau:


Tác giả: Phạm Khương

Liên quan

Đừng quên chia sẻ bài viết này bạn nhé
fb-share-icon

2 Replies to “Mô hình lá cờ (Flag) trong biểu đồ giá – Mẫu hình PTKT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial