Mô hình nến Engulfing là gì?
Mô hình nến Engulfing là một mẫu hình gồm hai cây nến, trong đó nến sau dài hơn và bao trọn toàn bộ nến trước. Vì vậy nó được gọi là mô hình nến nhấn chìm (Engulfing). Đây là một mẫu hình nến đảo chiều. Engulfing gồm hai loại là Bullish Engulfing và Bearish Engulfing. Mô hình nến Engulfing có thể áp dụng cho cả thị trường forex, chứng khoán, tiền ảo và Binary Option.
- Các chỉ báo kỹ thuật cơ bản trong forex và chứng khoán
- Các mô hình giá phổ biến trong forex và chứng khoán
Mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng)
Mô hình Bullish Engulfing chỉ bao gồm 2 cây nến. Đây là mẫu hình nằm ở đáy của xu hướng giảm, nó báo hiệu xu hướng chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.
Đặc điểm của mô hình nến Bullish Engulfing
- Cây nến đầu tiên trong Bullish Engulfing có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
- Cả thân nến và toàn bộ cây nến đầu đều không quá dài, thường là nến ngắn.
- Cây nến thứ hai có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
- Cây nến sau rất dài và bao trọn toàn bộ cây nến trước.
- Râu của cả hai cây nến càng ngắn càng tốt, đặc biệt là râu trên của nến sau. Điều này hàm ý rằng đà tăng đang có xung lực rất mạnh khiến cho giá đóng cửa của nến sau gần bằng giá cao nhất.
Mô hình nến Bearish Engulfing trong một đồ thị thực tế:
Hình ảnh được lấy từ đồ thị giá cặp EURUSD trong thị trường forex
Mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm)
Mô hình nến Bearish Engulfing chỉ bao gồm 2 cây nến. Đây là mẫu hình nằm ở đỉnh của xu hướng tăng, nó báo hiệu xu hướng chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm.
Đặc điểm của mô hình nến Bearish Engulfing
- Cây nến đầu tiên trong Bearish Engulfing có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
- Cả thân nến và toàn bộ cây nến đầu đều không quá dài, thường là nến ngắn.
- Cây nến thứ hai có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
- Cây nến sau rất dài và bao trọn toàn bộ cây nến trước.
- Râu của cả hai cây nến càng ngắn càng tốt, đặc biệt là râu trên của nến sau. Điều này hàm ý rằng đà giảm đang có xung lực rất mạnh khiến cho giá đóng cửa của nến sau gần bằng giá thấp nhất.
Mô hình nến Bearish Engulfing trong một đồ thị thực tế:
Hình ảnh được lấy từ đồ thị giá cặp EURUSD trong thị trường forex
Cách giao dịch với các mô hình nến Bullish và Bearish Engulfing
Phương pháp giao dịch theo mô hình nến Engulfing áp dụng tương tự nhau đối với các thị trường forex, chứng khoán, BO và Crypto.
Đối với mô hình Bullish Engulfing
Khi xuất hiện mô hình này nó chỉ ra rằng, giá đã đi xuống nhưng không thành công. Nó gặp phải một lực mua rất mạnh ngay sau đó và bị hất ngược trở lại. Điều này làm ý có thể có cá mập phục sẵn để mua vào ở mức giá thấp hơn. Hoặc hàm ý có một lực cầu rất lớn sẵn sàng tiếp nhận nếu giá xuống thấp.
Khi thấy xuất hiện mô hình nến Bullish Engulfing thì bạn có thể bắt đầu đặt lệnh mua. Nhưng lưu ý: Giá luôn đi lắt léo để thử thách bạn. Vì vậy nó có thể xuống một lần nữa trước khi tiếp tục đi lên. Bạn nên mua dè dặt và đặt stop loss ngay phía dưới chân của đuôi nến để đề phòng giá có thể không đi như ý muốn.
Tham khảo thêm: Cách giao dịch khi giá Break out
- Trường hợp giao dịch Bullish Engulfing theo nến tuần thì bạn nên đặt stop loss cách điểm thấp nhất của đuôi nến sau ít nhất 100 pips.
- Nếu giao dịch Bullish Engulfing theo nến ngày thì bạn nên đặt stop loss cách điểm thấp nhất của đuôi nến sau ít nhất 50 pips.
- Nếu giao dịch theo nến H4 thì bạn nên đặt stop loss cách điểm thấp nhất của đuôi nến sau ít nhất 30 pips.
- Nếu giao dịch theo nến H1 thì bạn nên đặt stop loss cách điểm thấp nhất của đuôi nến sau ít nhất 20 pips.
- Nếu giao dịch theo nến 15p thì bạn nên đặt stop loss cách điểm thấp nhất của đuôi nến sau ít nhất 15 pips.
Đối với mô hình nến Bearish Engulfing
Khi mô hình này xuất hiện, nó chỉ ra rằng, giá đã đi lên nhưng không thành công. Nó gặp phải một lực bán rất mạnh ngay sau đó và bị hất ngược trở lại. Điều này hàm ý có thể có cá mập phục sẵn để bán ở mức giá cao hơn. Hoặc hàm ý có một lực cung rất lớn sẵn sàng đẩy ra nếu giá lên cao.
Khi thấy mô hình nến Bearish Engulfing hoàn thành, bạn có thể mua vào ngay và nhớ đặt Stop loss cho lệnh đó.
- Trường hợp giao dịch Bearish Engulfing theo nến tuần thì bạn nên đặt stop loss cách điểm cao nhất của đuôi nến sau ít nhất 100 pips.
- Nếu giao dịch Bearish Engulfing theo nến ngày thì bạn nên đặt stop loss cách điểm cao nhất của đuôi nến sau ít nhất 50 pips.
- Nếu giao dịch theo nến H4 thì bạn nên đặt stop loss cách điểm cao nhất của đuôi nến sau ít nhất 30 pips.
- Nếu giao dịch theo nến H1 thì bạn nên đặt stop loss cách điểm cao nhất của đuôi nến sau ít nhất 20 pips.
- Nếu giao dịch theo nến 15p thì bạn nên đặt stop loss cách điểm cao nhất của đuôi nến sau ít nhất 15 pips
Đánh giá các mô hình nến Bullish và Bearish Engulfing
Chỉ cần nhìn trực quan đã có thể thấy sự đảo chiều diễn ra ngay trong mô hình này.
Đối với mô hình Bullish Engulfing: Ban đầu giá giảm, đà giảm kéo tiếp sang đầu phiên sau (nến sau), sau đó thì giá đảo chiều tăng mạnh. Hãy chú ý đến điểm nhấn ở đây là sự tăng mạnh của nến nến sau, chính điều đó mới làm cho nó có nhiều ý nghĩa hơn.
Lập luận tương tự đối với Bearish Engulfing.
Tuy nhiên hãy nhớ, đây chỉ là một sự đảo chiều trong một thời gian ngắn. Những dấu hiệu đó là chưa đủ để khẳng định xu hướng sẽ đảo chiều. Vì vậy bạn cần kết hợp với các dấu hiệu khác để nhận định thị trường cho chuẩn xác hơn. Thường là kết hợp với các chỉ báo như RSI, MACD, Stochastic…để tìm dấu hiệu phân kỳ.
Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp Mô hình Engulfing với các mẫu hình nến đảo chiều khác như mô hình vai đầu vai, mô hình hai đỉnh và hai đáy…. Ví dụ nếu mô hình Bearish Engulfing xuất hiện ở vai phải của mô hình vai đầu vai hoặc xuất hiện ở đáy phải của mô hình hai đáy thì nó sẽ củng cố thêm độ chính xác.
Lưu khi sử dụng mô hình Engulfing
Lưu ý thứ nhất
Trong phân tích kỹ thuật bạn nên nhìn nhận vấn đề một cách linh hoạt. Cùng một diễn biến của giá y hệt nhau, nhưng đôi khi các mẫu hình nến có thể thay đổi do giờ hệ thống trên phần mềm giao dịch (MT4, MT5) có thể khác nhau giữa các sàn forex. Ví dụ nếu một sàn forex đặt máy chủ ở Mỹ và một sàn khác đặt máy chủ tại châu Âu thì giá mở cửa cùng một cây nến giữa hai sàn này là khác nhau. Tương tự đối với giá đóng cửa cũng vậy, và hình tướng của các cây nến cũng sẽ khác nhau.
Đối với các mô hình nến Engulfing, trong nhiều trường hợp chúng ta có thể gộp thành một cây nến, khi đó nó sẽ trở thành mô hình Pin bar. Hãy xem các hình dưới đây:
Vì vậy khi tìm hiểu về mô hình nến Engulfing, tôi đề nghị bạn nên đọc kỹ bài viết sau:
Đó là bài viết tổng hợp rất chỉ tiết và đầy đủ về mô hình Pin bar.
Lưu ý thứ hai
Cũng giống như mẫu hình Pin bar, trong nhiều trường hơp thì mẫu hình Engulfing xuất hiện chỉ là dấu hiệu đảo chiều tạm thời của một xu hướng ngắn, nhưng lại là dấu hiệu củng cố tiếp tục cho một xu hướng dài. Về phần này, bạn nên xem kỹ lại hình ảnh được minh họa trong bài về mô hình pin bar.
Bạn vừa đọc bài: “Các Mô hình nến Bullish Engulfing và Bearish Engulfing“.
Tác giả: Phạm Khương
Liên quan
- Mô hình nến Doji đầy đủ nhất. Cách sử dụng Doji hiệu quả
- Mô hình nến Evening Star đầy đủ nhất
- Mô hình nến Morning Star (sao Mai)
- Các mẫu hình giá cơ bản và phổ biến trong phân tích kỹ thuật
- Mô hình Fakey là gì? Tuyệt kỹ giao dịch theo Fakey
- Mô hình Inside bar và cách giao dịch hiệu quả nhất
mẫu nến này nhìn trên đò t5hij thì không hay ứng nghiệm cho lắm
kiểu nến này trên biểu đồ cũng xuất hiện thường xuyên nên khó nhạn biết đâu là Mô hình nến Bullish Engulfing và Bearish Engulfing (nhấn chìm). em bổ xung thêm khi xuất hiện mô hình nên như vậy ta phải nhìn về bên tái biểu đồ để xác định